Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Văn Hoa - Thế Dương - 18:44, 21/05/2024

Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo, giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố vùng dân DTTS và miền núi thực hiện rà soát, lựa chọn và quyết định công nhận, phê duyệt danh sách Người có uy tín theo quy định tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Vĩnh Phúc thăm quan, học tập thực tế tại lán Nà Nưa, Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Vĩnh Phúc thăm quan, học tập tại lán Nà Nưa, Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang

Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thực hiện xong và đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín của các huyện, thành phố năm 2024. Tổng số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 là 121 người (huyện Tam Đảo 82 người; huyện Bình Xuyên 8 người; huyện Lập Thạch 11 người; huyện Sông Lô 12 người; thành phố Phúc Yên 8 người).

Về cơ cấu, thành phần dân tộc của Người có uy tín gồm: Dân tộc Sán Dìu 68 người; dân tộc Dao 1 người; dân tộc Cao Lan 3 người; dân tộc Nùng 2 người; dân tộc Kinh 47 người. Về giới tính, nam có 117 người, nữ có 4 người.

Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, thành phố là Quyết định lần đầu tiên áp dụng từ năm 2024 theo quy định tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Các Quyết định trên là cơ sở để tổ chức và triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo quy định của Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đồng thời Người có uy tín xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tại địa phương cơ sở.