Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Xà cạp - biểu tượng thẩm mỹ của phụ nữ người Bh’noong

Văn Gia Phúc - 11:35, 04/11/2019

Người Bh’noong là cư dân cư ngụ lâu đời trên huyện vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam), là nhóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng, một trong số ít các DTTS ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên đến nay còn lưu giữ được các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm và trang phục của phụ nữ.

Vào mùa lễ hội, xà cạp luôn đồng hành cùng phụ nữ Bh’noong trong lễ hội truyền thống của làng.
Vào mùa lễ hội, xà cạp luôn đồng hành cùng phụ nữ Bh’noong trong lễ hội truyền thống của làng.

Từ xa xưa, người Bh’noong đã biết trồng bông dệt vải thổ cẩm phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình. Sợi bông tự nhiên màu trắng. Để tạo màu, phụ nữ Bh’noong lấy nguyên liệu từ cây, cỏ, lá, hoa của rừng núi để tạo màu: Màu xanh của lá, màu vàng nghệ, màu đỏ thẫm từ bồ kết giã trộn với một số vỏ cây, rễ, củ, tro bếp, ốc đá để thành màu nâu, màu đen…

Đồng bào Bh’noong phát triển nghề dệt với khung dệt khá thô sơ, chỉ dệt được vải khổ hẹp. Đây là công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Nghề dệt thổ cẩm thủ công của họ qua đó mà hình thành, tạo nên văn hóa trong trang phục. 

Theo truyền thống, trong sinh hoạt hằng ngày và trong lễ hội truyền thống, phụ nữ Bh’noong thường mặc loại váy ống tương đối rộng và chiếc áo ngắn tay sát nách. Khi gió mùa Đông Bắc tràn về, họ đắp thêm tấm vải thổ cẩm lớn để giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ đôi chân khỏi bị côn trùng tấn công mỗi khi lên rẫy hay vào rừng hái nấm, bẻ măng, phụ nữ Bh’noong đã nghĩ ra cách dệt tấm vải thổ cẩm dùng quấn lại để bảo vệ đôi chân, gọi là xà cạp. Cùng với trang phục truyền thống, thì chiếc xà cạp cũng được dệt từ một tấm thổ cẩm, được dệt từ sợi bông màu trắng liền nhau. Có chiều rộng khoảng 23 - 25cm và dài khoảng 45 - 50cm. 

Xà cạp giúp tăng thêm vẻ đẹp nữ tính của bộ trang phục truyền thống Bh’noong.
Xà cạp giúp tăng thêm vẻ đẹp nữ tính của bộ trang phục truyền thống Bh’noong.

Theo người Bh’noong, xà cạp quấn chân làm cho thân hình phụ nữ trở nên gọn gàng, kín đáo. Nhằm tạo biểu tượng thẩm mỹ, người phụ nữ Bh’noong còn đeo nhiều vòng cườm nhiều màu để tạo vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho chiếc xà cạp. Xà cạp là một phần quan trọng góp phần làm nên vẻ đẹp của trang phục lễ hội của phụ nữ, mà nó còn là biểu tượng thẩm mỹ và phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Bh’noong.

 Bà Hồ Thị Lùn (59 tuổi), người Bh’noong ở thôn 2, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho hay: Theo truyền thống của người Bh’noong, đánh giá về sự chăm chỉ, đảm đang, khéo léo của phụ nữ từ chính các sản phẩm dệt. Việc kén chọn người vợ của các chàng trai người Bh’noong là ở xà cạp của các cô gái. Chiếc xà cạp là lễ vật được chính tay người con gái dệt nên và trao cho gia đình chàng trai mà họ chọn lựa nên duyên. Để chuẩn bị cho ngày về nhà chồng, người con gái Bh’noong có khi mất cả tháng miệt mài bên khung dệt để dệt nên tấm xà cạp làm của hồi môn. Khi nhìn vào chiếc xà cạp, có thể đánh giá và đoán biết được sự khéo léo, tinh tế, nết na của người con gái.

Theo truyền thống của người Bh’noong, đánh giá về sự chăm chỉ, đảm đang, khéo léo của phụ nữ từ chính các sản phẩm dệt. Việc kén chọn người vợ của các chàng trai người Bh’noong là ở xà cạp của các cô gái. Chiếc xà cạp là lễ vật được chính tay người con gái dệt nên và trao cho gia đình chàng trai mà họ chọn lựa nên duyên”.

Bà Hồ Thị Lùn (59 tuổi), người Bh’noong ở thôn 2, xã Phước Chánh, huyện Phước Sơn (Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.