Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Xây dựng phong trào thể dục thể thao: Nhìn từ cách làm ở Lai Châu

Hoài Dương - 11:12, 04/03/2020

Thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, những năm qua, phong trào thể dục thể thao của tỉnh Lai Châu đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ xuất hiện các cá nhân, tập thể, câu lạc bộ thể thao mà còn xuất hiện ngày càng nhiều các hộ gia đình thể thao. Họ đã trở thành điểm sáng, tạo động lực cho phong trào thể thao lan tỏa tại các khu dân cư.

Các sân bóng chuyền tỉnh Lai Châu thu hút đông đảo người dân đến tập luyện
Các sân bóng chuyền tỉnh Lai Châu thu hút đông đảo người dân đến tập luyện

Gia đình ông Giàng A Tình, ở phường Tân Phong, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu là một điển hình khi cả 4 người trong gia đình đều yêu thích và tham gia chơi môn cầu lông. 

“Vợ chồng tôi chơi cầu lông đã từ rất lâu. Môn thể thao này mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Vậy nên ngay từ khi hai con của vợ chồng tôi được 10 tuổi, chúng tôi đã đưa các con đến điểm tập cầu lông để cùng quan sát và bắt đầu dạy con cầm vợt học đánh cầu. Cứ thế, sau mỗi buổi chiều tan giờ làm, cả gia đình lại bắt cặp, chia phe cùng chơi… Hai năm liền, từ năm 2009 -2010, gia đình tôi đều đạt giải Nhất bộ môn này tại Hội thi Thể thao gia đình của tỉnh. Đến nay, mặc dù hai con đã đi làm và đi học, nhưng các con vẫn tham gia thể thao tại nơi học và nơi công tác”, ông Tình chia sẻ. 

Cũng như gia đình ông Giàng A Tình, gia đình ông Đào Mạnh An, ở đường Trần Hưng Đạo, phường Quyết Tiến (Lai Châu) cũng là một trong những gia đình tiêu biểu sở hữu nhiều thành tích về phong trào thể thao như: Huy chương Bạc Giải cầu lông gia đình Việt Nam do Liên đoàn Cầu lông Việt Nam tổ chức tại Lào Cai năm 2013; Huy chương Vàng môn thể thao cầu lông tại Đại hội Thể thao tỉnh Lai Châu năm 2019;…

Ông An cho biết: “Gia đình tôi có 10 thành viên, trừ 2 cháu nhỏ, còn lại 8 thành viên đều yêu thích, đam mê thể thao. Đứa thì chơi bóng đá, cầu lông, đứa thích bóng chuyền, bóng bàn. Dù bận đến mấy, hằng ngày, chúng tôi đều dành thời gian để tham gia thể thao, rèn luyện sức khoẻ”. 

Được biết, năm 2019, toàn tỉnh Lai Châu đã có 16.184 gia đình thể thao, chiếm 17,90% tổng số gia đình trong toàn tỉnh. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 125.608 người tập luyện thể thao thường xuyên; 341 câu lạc bộ và điểm tập luyện thể dục thể thao. 

Trao đổi với chúng tôi, anh Trần Xuân Kiên, Trưởng Phòng Quản lý Thể dục - Thể thao tỉnh Lai Châu cho biết, tiêu chí để công nhận gia đình thể thao là hộ gia đình có tổng số thành viên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên chiếm từ 50% trở lên và có thời gian luyện tập thường xuyên từ 60 phút/ngày trở lên. Việc phát động phong trào thể thao thông qua mô hình gia đình thể thao đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Ngành Thể thao của tỉnh cùng với các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thể thao như: Tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn… ở các địa bàn, thu hút đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia. Từ đó đưa phong trào thể dục thể thao của tỉnh chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, để phong trào thể dục thể thao của tỉnh lan tỏa phát triển bền vững, hiệu quả hơn, tỉnh Lai Châu vẫn đang gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, thiếu các công trình thể dục thể thao, thiếu kinh phí để tổ chức cho các hoạt động, các giải thi đấu và hoạt động xét trao chứng nhận gia đình thể thao. Do vậy, ngành Thể dục thể thao tỉnh Lai Châu đang kiến nghị, đề xuất với tỉnh, Trung ương xem xét đầu tư xây dựng các công trình thuộc Trung tâm Văn hoá – Thể thao tỉnh, gồm: Nhà thi đấu đa năng, sân vận động nhằm thu hút các hoạt động thể thao từ cơ sở.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.