Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Yên Thế (Bắc Giang): Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc thúc đẩy vùng DTTS phát triển

Mộc Nhi - 16:10, 06/11/2023

Thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã triển khai hiệu quả, kịp thời các chính sách dân tộc để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Từ các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, Yên Thế thay đổi từng ngày
Từ các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, Yên Thế thay đổi từng ngày

Lồng ghép linh hoạt các chính sách

Huyện Yên Thế có 14 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, 24 thôn, bản đặc biệt khó khăn, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Yên Thế đã tập trung triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) với tổng kinh phí giai đoạn 2021-2025 khoảng 149 tỷ đồng. 

Nhằm thực hiện hiệu quả nguồn vốn của Chương trình, huyện Yên Thế đã chú trọng triển khai, lồng ghép linh hoạt các dự án, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, đẩy mạnh phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa... Ngoài ra, huyện cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG 1719 lồng ghép với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thông mới (NTM) và từ các nguồn vốn các chương trình, dự án khác, đến nay, toàn huyện Yên Thế đã có 8/17 xã đạt chuẩn NTM (trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao); 53 thôn, bản đạt chuẩn NTM (trong đó có 13 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu); 17/17 xã đạt các tiêu chí về điện, trường học, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục đào tạo, văn hóa; 16/17 xã đạt tiêu chí về số hộ nghèo; 11/17 xã đạt tiêu chí về thu nhập; 8/17 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất… 

Tính đến hết năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,76%, bình quân tiêu chí là 15,06 tiêu chí/xã (theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025), đến nay trên địa bàn huyện không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững chắc. 

Huyện Yên Thế đã giải quyết cơ bản những khó khăn về đời sống, sản xuất, đặc biệt là việc giảm hộ nghèo nhanh và bền vững.
Huyện Yên Thế đã giải quyết cơ bản những khó khăn về đời sống, sản xuất, đặc biệt là việc giảm hộ nghèo nhanh và bền vững.

Từ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với phong trào phát triển kinh tế ở địa phương, phong trào lập thân, lập nghiệp do đoàn thanh niên phát động, đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giúp nâng cao hiệu quả lao động của người dân, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Các sản phẩm thế mạnh của địa phương như: gà đồi Yên Thế, dê thương phẩm, nhãn chín muộn, vải thiều, chè xanh, rừng kinh tế... ngày càng được phát triển, khẳng định thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường.

Yên Thế là một trong những địa phương đứng đầu của tỉnh Bắc Giang trong sản xuất các sản phẩm hàng hóa OCOP với 28 sản phẩm được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên, trong đó có 2 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao; đã có 10 chủ thể đưa sản phẩm tham gia vào sàn giao dịch điện tử, các cửa hàng tiện ích... Nhiều sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: Gà đồi Yên Thế, chè xanh bản Ven…

Nhờ đó, đời sống vật chất của người dân ngày càng được nâng cao, trước đây thu nhập bình quân của người dân ở nông thôn khoảng 27 triệu đồng thì đến nay đã tăng lên hơn 37 triệu đồng/người/năm.

Hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tại huyện Yên Thế đã được cứng hóa.
Hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tại huyện Yên Thế đã được cứng hóa.

Đổi thay ở vùng đồng bào DTTS

Hiện nay, Yên Thế đang triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Bên cạnh đó, huyện còn đặc biệt quan tâm triển khai các dự án như: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít và ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện các Chương trình...

Kết quả, từ năm 2022 cho đến nay, huyện đang tập trung đẩy mạnh thực hiện Dự án 1 giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, năm 2022 đã hỗ trợ nhà ở cho 28 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 30 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 40 hộ. Năm 2023 huyện Yên Thế đang nghiệm thu đối với nhà ở 03 hộ; chuyển đổi nghề 143 hộ; nước sinh hoạt phân tán 189 hộ. Ngoài ra, huyện còn quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết với tổng mức đầu tư 19.146 triệu đồng.

Cùng với chính sách hỗ trợ, người dân đã chủ động khai thác lợi thế để phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau thoát nghèo.
Cùng với chính sách hỗ trợ, người dân đã chủ động khai thác lợi thế để phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau thoát nghèo.

Đến nay Chương trình đã giúp gần 1 nghìn hộ dân trên địa bàn huyện được hỗ trợ nhà ở, chuyển đổi nghề, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phát triển sản xuất với kinh phí gần 30 tỷ đồng. Nhiều công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi được xây mới, đưa vào sử dụng đã tạo đòn bẩy giúp bà con vươn lên thoát nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến nay chỉ còn 3,76%. 

Theo ông Tô Quang Chung, Trưởng phòng Dân tộc cho biết, năm 2023, huyện đã và đang triển khai thực hiện Dự án 1 (giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt); đang triển khai Dự án 3 về phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị...Chương trình MTQG 1719 đã góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đánh giá về công tác giảm nghèo, ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: Công tác giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, các chế độ, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo nói chung và hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chặt chẽ, công khai, minh bạch đúng đối tượng và có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm qua từng năm.

Như vậy, các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mong rằng, thời gian tới, huyện Yên Thế tiếp tục bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước để triển khai sáng tạo, phù hợp với đặc điểm điều kiện thực tế của địa phương, thúc đẩy phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.