Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Bước chuyển mình ở vùng đồng bào Mnông

Đức Trí - Nguyên Dương - 19:00, 05/11/2023

Từ một bon đặc biệt khó khăn, bon Bu Ja Jáh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống đồng bào dân tộc Mnông ngày càng ấm no. Kết quả đó là nhờ cấp ủy, chính quyền triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách, cùng với tinh thần đoàn kết nỗ lực vươn lên của người dân bon Bu Ja Jáh.

Đường nhựa, bê tông nối đến tận khu sản xuất
Đường bê tông nối đến tận khu sản xuất

Bon Bu Ja Jáh khoác áo mới

Những con đường nhựa, bê tông sạch đẹp chạy quanh các khu dân cư, khu sản xuất, những ngôi nhà kiên cố, khang trang được dựng lên san sát, diện mạo bon Bu Ja Jáh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông ngày một khởi sắc, tươi mới, cho thấy cuộc sống nơi đây ngày một tươi mới, đủ đầy. Đó là nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách và tình thần đoàn kết, phấn đấu vươn lên của người dân địa phương.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Đoàn Huy Cường, Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Thắng nhấn mạnh: Hiện bon Bu Ja Jáh chỉ còn 7 hộ nghèo, và là bon có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện Đắk R’lấp. Bon Bu Ja Jáh được như bây giờ là nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước và tinh thần đoàn kết, quyết tâm xây dựng bon làng giàu mạnh của người dân.

Bon Bu Ja Jáh hiện có hơn 130 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 90%, chủ yếu dân tộc Mnông. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bà con trong bon sẵn sàng tự nguyện đóng góp tiền, ngày công làm nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Thêm vào đó, Chương trình giảm nghèo bền vững, các chính sách dân tộc, các nguồn hỗ trợ đã hỗ trợ nhiều hộ dân trong bon có nhà ở, hỗ trợ sinh kế, tạo động lực để người dân vươn lên.

Chị Thị Ốch chia sẻ: Gia đình chị được chính quyền hỗ trợ 70 triệu đồng cùng với số tiền vợ chồng tích cóp bấy lâu, gia đình đã xây được căn nhà cấp 4 kiến cố. Có nhà ở rồi, vợ chồng mình yên tâm sản xuất, chăm sóc cây trồng, đồng lòng cùng nhau cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái ăn học đến nơi đến chốn.

Diện mạo bon Bu Ja Jáh ngày càng sạch đẹp
Diện mạo bon Bu Ja Jáh ngày càng sạch đẹp

Đồng lúa mang đến ấm no

Nhìn cánh đồng lúa rộng 20ha, biếc xanh, ít ai nghĩ rằng, chủ nhân là các hộ đồng bào dân tộc Mnông. Khoảng 10 năm trước, đồng bào Mnông ở bon Bu Ja Jáh vốn quen với việc phát nương, đốt rẫy để trỉa lúa cạn. Mỗi năm trỉa lúa 1 vụ, phụ thuộc vào nước trời năng suất thấp, năm được năm mất nên đời sống gặp nhiều khó khăn, thường xuyên thiếu đói mùa giáp hạt. Từ khi được thụ hưởng các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, được cán bộ chính quyền giúp đỡ cải tạo đất, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nước, cuộc sống của người dân dần ổn định, bon làng đổi thay.

Chị Thị Bách ở bon Bu Ja Jáh cho biết: Từ khi biết làm lúa nước, gia đình mình không còn phải lo thiếu lương thực nữa. Lúa sản xuất ra không những có đủ ăn cả năm, mà còn có dư để nuôi thêm con heo, con gà phát triển chăn nuôi. Thời gian đầu chưa biết làm, năng suất cũng không cao, cứ chịu khó học hỏi làm theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp năng suất lúa ngày càng tăng lên. Bà con càng yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

Việc duy trì sản xuất lúa nước nhiều năm qua, đã giúp bà con bon Bu Ja Jáh giải quyết nỗi lo thiếu lương thực, yên tâm chăm sóc các loại cây công nghiệp dài ngày khác, phát triển kinh tế gia đình.

Người dân quan tâm áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê phát triển kinh tế
Người dân quan tâm áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê phát triển kinh tế

Điều phấn khởi là, bà con bon Bu Ja Jáh  hiện nay rất tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ vậy mà, nhiều hộ dân trong buôn từng bước vươn lên làm giàu.

Chủ tịch xã Nghĩa Thắng Đoàn Huy Cường phấn khởi thông tin, dù vẫn còn khó khăn, nhưng đến nay, bộ mặt bon Bu Ja Jáh đã có nhiều khởi sắc, hạ tầng giao thông phục vụ việc đi lại, sản xuất thuận tiện điện thắp sáng, nước sạch về đến từng nhà. Đời sống của người dân được nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. 

Đời sống bà con dân tộc thiểu số đã có sự phát triển vượt bậc
Đời sống bà con dân tộc thiểu số đã có sự phát triển vượt bậc

"Đối với những hộ gia đình khó khăn, nhà tạm, nhà chưa kiên cố, sinh kế chưa ổn định, chính quyền địa phương tiếp tục tranh thủ các nguồn lực để hỗ trợ, giúp bà con từng bước vươn lên ổn định cuộc sống", Chủ tịch xã Đoàn Huy Cương cho biết.

Từ các chương trình chính sách đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Nông đã có nhiều khởi sắc, buôn làng đổi thay, bon Bu Ja Jáh, xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp là một minh chứng cho sự đổi thay của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Nông. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, trẻ em được đến trường học tập. Từ đây, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ có thêm những trợ lực, động lực để vươn lên phát triển kinh tế, chuyển đổi mô hình sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững. 

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.