Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Giáo dục di sản cho học sinh thông qua hội thi sáng tác tranh

Nguyệt Anh - 06:58, 22/03/2024

Hưởng ứng Chương trình giáo dục di sản cho học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thi sáng tác tranh chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024.

Hưởng ứng Chương trình giáo dục di sản cho học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thi sáng tác tranh chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024.
Các em học sinh tìm hiểu di sản văn hóa thông qua những bức tranh do chính các em sáng tác. (Ảnh tư liệu)

Hội thi được triển khai rộng rãi đến các đối tượng học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở trên toàn tỉnh, gồm tranh cá nhân (1 học sinh vẽ) hoặc tập thể (nhiều học sinh vẽ). Nội dung tranh về các chủ đề như di tích lịch sử- văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh; các lễ nghi, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, phong tục tập quán, nhà ở truyền thống… của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Các em tự chọn vật liệu (giấy, vải, gỗ, đá, cát, hạt đậu, gạo, vỏ ốc…) và các dụng cụ màu (chì màu, sáp, bột nước, sơn dầu, cát màu…) để tạo nên tác phẩm. Mỗi học sinh có thể gửi nhiều tranh dự thi. Ngoài các tác phẩm thể hiện trên khổ A3, Ban Tổ chức cũng đề nghị mỗi trường tham gia gửi 1 tác phẩm thể hiện trên khổ A1 do học sinh vẽ.

Các tác phẩm đều được sáng tác năm 2024 và chưa phổ biến dưới bất kì hình thức nào. Mặt sau tranh (góc trên, bên trái) ghi rõ: Tên tranh (tên tác phẩm), họ và tên tác giả, trường, lớp, địa chỉ nhà ở và điện thoại. Tranh dự thi gửi về Ban Quản lý di tích tháp Pô Sah Inư, khu phố 5, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Thời gian nhận tranh đến hết ngày 30/8/2024. Dự kiến lễ tổng kết và trao giải vào ngày 20/9/2024. Tranh đạt giải sẽ được đưa đi triển lãm, giới thiệu tại các trường học trong tỉnh.

Qua Hội thi nhằm phát triển năng khiếu hội họa, kích thích tư duy sáng tạo, định hướng thẩm mỹ cho các em về di sản văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng truyền thống, danh lam thắng cảnh… của tỉnh Bình Thuận. Từ đó, giúp các em hoàn thiện về nhân cách; nâng cao ý thức trách nhiệm về di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

Được biết, từ năm 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã ký kết chương trình phối hợp về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các bảo tàng, di tích trên địa bàn tỉnh” giai đoạn 2020 - 2025. Trong năm 2023, những “Giờ học lịch sử” được các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đẩy mạnh. Cụ thể: Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận đã đón 67 đoàn với hơn 4.000 học sinh tham quan, tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tìm hiểu về Trường Dục Thanh - nơi Bác Hồ dừng chân dạy học. Còn tại Nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh, đón 13 đoàn với hơn 1.300 học sinh. Đặc biệt, tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ (xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc), đã đón gần 8.000 học sinh và giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham quan...

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.