Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Lang Chánh (Thanh Hóa): Phấn đấu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 45 triệu đồng

Minh Phương - 15:05, 17/12/2023

Thời gian qua, xác định công tác giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo trước năm 2025, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, ưu tiên thực hiện các mô hình giảm nghèo, tạo tiền đề để từng bước giúp người dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Huyện Lang Chánh phấn đấu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 45 triệu đồng.
Huyện Lang Chánh phấn đấu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 45 triệu đồng.

Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua huyện Lang Chánh đã xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác giảm nghèo với các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, ban chỉ đạo chương trình cấp huyện, xã thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai các dự án, tiểu dự án thành phần phù hợp với điều kiện từng địa phương, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, từ đó tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho đối tượng tham gia giảm nghèo bền vững thông qua giải quyết việc làm.

Nhằm triển khai chương trình hiệu quả, huyện thường xuyên cử cán bộ xuống thôn, bản để tuyên truyền về chủ trương, chính sách giảm nghèo, hướng dẫn sản xuất, phát triển kinh tế cho các hộ nghèo như thực hiện cải tạo vườn tạp, trồng rau màu, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Bên cạnh đó huyện đã tiến hành điều tra, rà soát xác định rõ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của từng hộ, ưu tiên nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, có đất hoặc một phần đất canh tác nhưng thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất được hỗ trợ trước. Các nhóm hộ có lao động nhưng thiếu đất sản xuất thì hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ công cụ sản xuất thay cho hỗ trợ đất...

Hằng năm, trên cơ sở điều tra, rà soát hộ nghèo, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo của địa phương, trong đó xác minh rõ mục tiêu cụ thể và các giải pháp tác động theo từng nhóm nguyên nhân nghèo, về các chiều thiếu hụt để có giải pháp thực hiện, từ đó tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua từng năm.

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 28,88 triệu đồng/người; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 49%; toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 2.075 lao động, có 105 lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn. Công tác giảm nghèo bền vững được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả cao.

Đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lang Chánh đã chuyển đổi sang trồng cây đu đủ, mở hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp, giúp xoá đói giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lang Chánh đã chuyển đổi sang trồng cây đu đủ, mở hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp, giúp xoá đói giảm nghèo.

Hiện nay, toàn huyện có 11.581 hộ với 51.558 khẩu, trong đó, tổng số hộ nghèo 2.954 hộ, chiếm 25,27% (giảm 5,35% so với cuối năm 2021); tổng số hộ cận nghèo 4.057 hộ, chiếm 34,71% (giảm 2,77% so với cuối năm 2021), dự kiến đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,49%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 28,55%...

Thời gian tới, huyện Lang Chánh tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở về công tác giảm nghèo, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt cần tập trung thực hiện; lấy kết quả thực hiện chương trình là thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân hằng năm và cả nhiệm kỳ.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG cấp huyện và cấp xã. Chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện đạt kết quả cao. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Phấn đấu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 45 triệu đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn đạt 65%; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm còn khoảng 13,49%.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.