Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Lãng quên di tích - Thực trạng đáng lo ngại

Hồng Phúc - 10:29, 22/09/2020

Di tích lịch sử-văn hóa là di sản gắn với lịch sử hình thành và sự phát triển của mỗi vùng đất. Ở nước ta đã có hàng ngàn di tích được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tuy nhiên, do chưa được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực sự quan tâm, đầu tư tôn tạo dẫn tới nhiều di tích bị xâm phạm, không phát huy được các giá trị.

Tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Nậm Rốm đã làm sạt lở bức tường thành phía Tây Thành Tam Vạn (huyện Điện Biên). Ảnh TL
Tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Nậm Rốm đã làm sạt lở bức tường thành phía Tây Thành Tam Vạn (huyện Điện Biên). Ảnh TL

Còn nhớ 2 năm trước, Thành Tam Vạn, huyện Điện Biên (Điện Biên) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng khai thác cát trên địa bàn. Đây là công trình do người Lự xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XI. Thành được đắp bằng đất, có hào, lũy bao bọc, thế dựa vào núi và sông Nậm Rốm để tạo thành một căn cứ quân sự vững chắc. Di tích này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản cấp quốc gia năm 2009. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác cát bừa bãi dẫn đến tình trạng sạt lở nghiêm trọng bức tường thành phía Tây, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường sinh thái của di tích có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, khảo cổ, kiến trúc và khoa học quân sự này.

Tại tỉnh Bắc Kạn, di tích đồi Pù Cọ - bản Bẳng, xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn cũng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc từ năm 1943 đến 1945; nơi gặp nhau của hai đoàn quân Nam tiến và Bắc tiến vào tháng 10/1953. Tuy nhiên hiện mới chỉ có một con đường bằng bê-tông dẫn lên bia di tích trên đỉnh đồi. Thời gian qua, huyện đầu tư 20 triệu đồng, dựng một lán cọ phục dựng nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng vì kinh phí ít, đầu tư không tới nơi tới chốn nên chỉ một thời gian ngắn đã xuống cấp.

Bà Hà Thị Khánh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Chợ Đồn cho biết, tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận huyện Chợ Đồn là vùng ATK. Tuy nhiên, mức đầu tư khôi phục, tôn tạo di tích hiện vẫn rất hạn chế. Hạ tầng giao thông vào di tích cũng còn khó khăn, tuyến Quốc lộ 3C chạy dọc qua hơn 24 di tích (trong đó 6 di tích lịch sử cấp quốc gia, 4 di tích lịch sử cấp tỉnh) đang xuống cấp trầm trọng. Trong khi đó, người dân cũng không có khả năng xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch gắn với di tích. Nỗi lo di tích bị lãng quên là có cơ sở. 

Từ thực tế có thể thấy, không ít công trình kiến trúc hay di tích lịch sử ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng DTTS và miền núi gần như không được bảo vệ một cách bền vững, khả năng bị xuống cấp, xâm hại là rất lớn. Ngay cả khi có bằng công nhận di tích, di sản thì cũng chưa nhận được những nguồn lực hỗ trợ, bảo vệ kịp thời. Ngày qua ngày, dưới sự tác động của thời tiết, thiên nhiên, thậm chí có những nơi còn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ con người những, di tích vẫn phải xếp hàng “chờ” bảo tồn!

PSG. TS Phạm Hùng Cường, giảng viên Trường Đại học Xây dựng cho rằng, hiện nay, các giá trị phi vật thể, giá trị cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức trong cả quá trình đánh giá di sản và quá trình thực hiện bảo tồn. Điều này dẫn đến từ sự lúng túng, chậm trễ, hoạt động chưa hiệu quả của công tác bảo tồn.

Ngoài ra, nhận thức của người dân về di tích, di sản chưa thật sâu sắc và toàn diện, ý thức pháp luật chưa cao nên vẫn xảy ra hiện tượng vi phạm di tích và thắng cảnh; chưa có cơ chế hỗ trợ về tài chính cho những tổ chức và cá nhân có đóng góp đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá; thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn tại cơ sở, đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,…

Đồi Pom Lót (nằm trong Thành Tam Vạn) giờ chỉ còn một góc
Đồi Pom Lót (nằm trong Thành Tam Vạn) giờ chỉ còn một góc

Các biện pháp mà nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đưa ra để giải quyết tình trạng này là, nên xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, di sản. Cần đẩy mạnh công tác bảo tồn kết hợp với phát triển, xây dựng cơ chế và chính sách, tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia bảo tồn di sản. Giải pháp này không chỉ nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng người dân địa phương trong bảo vệ di tích, di sản của mình, mà còn có thể trở thành nguồn sinh kế bền vững với họ thông qua hoạt động du lịch. 

Nhưng để hạn chế những trường hợp tu bổ phản cảm, cần đánh giá, nhận diện giá trị cốt lõi để xác định đối tượng ưu tiên; có biện pháp ứng xử phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, nguyện vọng của cộng đồng và khả năng thực hiện công tác xã hội hóa với mỗi di tích, di sản.

Hiện nay, các giá trị phi vật thể, giá trị cảnh quan chưa được quan tâm đúng mức trong cả quá trình đánh giá di sản và quá trình thực hiện bảo tồn. Điều này dẫn đến từ sự lúng túng, chậm trễ, hoạt động chưa hiệu quả của công tác bảo tồn.

Ngoài ra, nhận thức của người dân về di tích, di sản chưa thật sâu sắc và toàn diện, ý thức pháp luật chưa cao nên vẫn xảy ra hiện tượng vi phạm di tích và thắng cảnh.”

PSG. TS Phạm Hùng Cường, giảng viên Trường Đại học Xây dựng

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024

Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024

Chiều 19/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Họp báo cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí về sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024.