Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Người cán bộ gương mẫu ở Mường Nhé

Minh Thu - 09:56, 05/06/2020

Từng làm cán bộ cơ sở, rồi Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện và nay là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên), ông Thào A Dế đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên từng cương vị công tác. Đặc biệt là việc tham mưu cho UBND huyện Mường Nhé thực hiện sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Mường Nhé.

Ông Thào A Dế (thứ hai từ phải sang) tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên năm 2019.
Ông Thào A Dế (thứ hai từ phải sang) tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên năm 2019.

Sau những lộn xộn liên quan đến tình hình an ninh trật tự ở bản Huổi Khon, xã Nậm Kè năm 2011, Huyện ủy Mường Nhé, Tỉnh ủy Điện Biên chủ trương xây dựng Đề án thúc đẩy phát triển KT-XH, ổn định dân cư trong vùng đồng bào DTTS. Nhiệm vụ được giao cho UBND huyện Mường Nhé.

Với cương vị là Trưởng phòng NN&PTNT huyện, cuối năm 2011, ông Thào A Dế cùng một số cán bộ UBND huyện Mường Nhé đã trực tiếp xuống các xóm bản, nhiều lần thực hiện “ba cùng” với bà con để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, đồng thời đề xuất tỉnh Điện Biên xây dựng một Chương trình thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Là người con của vùng đất Mường Nhé, ông Dế hiểu rằng, đất sản xuất, nước sinh hoạt là vấn đề cốt lõi, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, bám đất, bám làng, từ đó sẽ hạn chế được nạn di cư tự do. Với suy nghĩ đó, ông Dế đã cùng các cán bộ trong Tổ Đề án tham mưu cho UBND huyện Mường Nhé, Tỉnh ủy Điện Biên về kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư cho 12.205 hộ với trên 68.000 nhân khẩu, thuộc 171 bản và 14 nhóm dân cư. Trên cơ sở đề xuất của tỉnh Điện Biên, ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé (gọi tắt là Đề án 79).

Từ nỗ lực tham mưu của ông Thào A Dế, trong 8 năm, huyện Mường Nhé đã bố trí, sắp xếp được 3.537/3.625 hộ ổn định cuộc sống (đạt 97,6% so với Đề án phê duyệt). Đã đầu tư xây dựng 160/284 công trình cơ sở hạ tầng tại các điểm bản sắp xếp tại chỗ và các điểm bản mới. Thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đời sống, sản xuất với 209.564 triệu đồng để làm nhà ở, mua lương thực, mua sắm dụng cụ sinh hoạt… cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 75% năm 2015 xuống còn 55% năm 2019.

Không chỉ có công lớn trong việc sắp xếp, ổn định dân cư thông qua Đề án 79, năm 2015, khi được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, ông Thào A Dế đã đem kiến thức, kinh nghiệm của mình để chỉ đạo, hướng dẫn đồng bào các dân tộc trong huyện tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Điển hình, từ tháng 4/2018, với sự chỉ đạo của UBND huyện, xã Leng Su Sìn đã vận động 70 hộ dân trồng sả trên diện tích 60ha. Sau hơn 1 năm, nhiều hộ gia đình đã thu hoạch 4 - 5 lứa sả. Với giá bình quân 4.000 - 5.000 đồng/kg sả tươi, mỗi ha sả đem lại cho bà con khoảng 25 triệu đồng. Với hướng đi đúng, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Leng Su Sìn đã đem lại hiệu quả bước đầu, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3 - 5%/năm.

“Đề án 79 đã và đang đi vào cuộc sống. Dù còn một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhưng huyện xác định, trong năm 2020 sẽ tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân để ổn định dân cư. Tiếp tục các chính sách hỗ trợ sản xuất, hoàn tất các thủ tục về việc giao chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý dân cư, quản lý địa bàn và sắp xếp dân cư theo Đề án 79”, ông Thào A Dế chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.