Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Tây Thiên năm 2023

Văn Hoa - 16:48, 22/02/2023

Từ ngày 6 - 8/3/2023, Lễ hội Tây Thiên năm 2023 tại huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) sẽ được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Tây Thiên năm 2023 (Ảnh TL)
Sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Lễ hội Tây Thiên năm 2023 (Ảnh TL)

Theo Ban Tổ chức Lễ hội, Lễ hội Tây Thiên nhằm mục tiêu giữ gìn bản sắc dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; phát huy giá trị văn hóa truyền thống và quảng bá hình ảnh du lịch Tam Đảo đến bạn bè trong nước và quốc tế. Lễ hội Tây Thiên năm 2023 được chia làm 2 nội dung, gồm phần lễ và phần hội.

Phần lễ bao gồm: Lễ cáo, lễ rước kiệu, lễ khai mạc, lễ dâng hương và lễ tạ theo truyền thống được tổ chức quy mô với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.

Lễ hội Tây Thiên có sức hấp dẫn đặc biệt, nhờ đó hằng năm Lễ hội đều thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự (Ảnh TL)
Lễ hội Tây Thiên có sức hấp dẫn đặc biệt, nhờ đó hằng năm Lễ hội đều thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham dự (Ảnh TL)

Phần hội được tổ chức với 6 nội dung chính, gồm: Trưng bày triển lãm chuyên đề “Tây Thiên một cõi thiêng”; Hội chợ thương mại - du lịch với các gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP và ẩm thực của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; liên hoan hát văn, hát chầu văn toàn tỉnh gắn với thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên; tổ chức giải bóng chuyền, vật dân tộc, các trò chơi kéo co, cờ tướng, nhảy bao bố, hội thi làm bánh chưng, bánh giày, nấu cơm; hội trại văn hóa các xã, thị trấn, cơ quan đơn vị của huyện Tam Đảo; giao lưu hội diễn văn hóa - văn nghệ, trình diễn tái hiện một số phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Sán Dìu…

Tây Thiên được biết đến không chỉ là nơi khởi nguồn của Phật giáo từ rất sớm, mà còn là nơi phát triển cả tín ngưỡng thờ Mẫu - Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - Chính Vương phi của Hùng Chiêu Vương thứ 7. Sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo cùng quần thể di tích lịch sử, văn hóa bao gồm hệ thống đền, chùa đã tạo nên nét độc đáo riêng của Tây Thiên, thu hút đông đảo du khách thập phương về chiêm bái.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.