Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Gia Lai: Xóa mù chữ cho trên 6.500 người dân tộc thiểu số

Minh Phương - 09:25, 05/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đến nay, tỉnh Gia Lai mở được 226 lớp học xóa mù chữ cho trên 6.500 người dân tộc thiểu số ở 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, với kinh phí gần 13 tỷ đồng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh phối hợp khai giảng lớp học xóa mù chữ tại xã Ia Phí với 80 học viên tham dự.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh phối hợp khai giảng lớp học xóa mù chữ tại xã Ia Phí với 80 học viên tham dự.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, tình trạng mù chữ vẫn còn phổ biến tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 đến 60, với tỷ lệ mù chữ mức độ 1 là 4,22%, tương đương hơn 44.300 người trong tổng số 1.049.500 cư dân ở độ tuổi 15 đến 60; mù chữ mức độ 2 chiếm 6,46%, khoảng 67.700 người. Đáng chú ý, có tới 50.964 đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện không biết chữ (chiếm 11,2%), phần lớn là phụ nữ.

Thời gian qua, công tác xóa mù chữ ở Gia Lai đã từng bước củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thúc đẩy phong trào “Xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thu hẹp khoảng cách mặt bằng dân trí giữa các vùng và địa phương. 

Tham gia lớp học xóa mù chữ các học viên chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai… độ tuổi từ 30 - 60 tuổi. Lớp học thường được tổ chức vào các buổi tối trong tuần. Tham gia lớp học, các chị em được hỗ trợ miễn phí hoàn toàn kinh phí học tập, sách, bút… Sau mỗi khóa học, các chị em đều biết đọc, biết viết, biết tính toán cơ bản. Có cái chữ, tiếng nói, vai trò của người phụ nữ trong mỗi gia đình và xã hội đã có sự đổi thay tích cực, các chị em tự tin hơn khi hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

Nhiệm vụ xóa mù chữ cho phụ nữ không chỉ đem đến kiến thức, văn hoá giúp giải phóng phụ nữ thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng đồng, xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Thông qua lớp xóa mù chữ còn giúp chị em tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tính toán hợp lý hơn.

Lớp xóa mù chữ ở xã Ia Phí (Gia Lai).
Lớp xóa mù chữ ở xã Ia Phí (Gia Lai).

Để nâng cao hiệu quả của các lớp học xóa mù chữ, tỉnh Gia Lai đã có những giải pháp cụ thể như tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích bà con tham gia học tập; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đảm bảo bố trí đủ giáo viên đảm bảo nề nếp dạy và học đúng giờ giấc, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu học tập; kiểm tra, đánh giá, tổng kết và khen thưởng kịp thời.

Trong thời gian tới, tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục đầu tư hơn 46 tỷ đồng để tổ chức 735 lớp học xóa mù chữ cho gần 23.500 người ở 176 xã. Đây là nỗ lực lớn của tỉnh nhằm đảm bảo quyền được học tập của mọi công dân, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, văn hoá của người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.